Tại sao chỉ 1% tài sản mã hóa là đáng đầu tư?

0
317

Có nhiều yếu tố để đánh giá liệu một dự án có đáng đầu tư hay không trong thị trường tiền điện tử. Dẫu vậy, cho dù bạn đầu tư theo phong cách nào đi chăng nữa, hướng đến giao dịch lướt sóng hay đầu tư dài hạn, tính thanh khoản vẫn là một yếu tố không thể bỏ qua. Đáng tiếc thay, nếu nhìn nhận một cách nghiêm túc, có rất ít dự án trong thị trường tiền điện tử sở hữu khả năng thanh khoản “chấp nhận được”.

Chỉ có 40 đồng coin có khối lượng giao dịch đáng kể

Nếu trở về hồi năm 2017, khi bong bóng tiền điện tử nở to hơn bao giờ hết, các nhà đầu tư được khuyên nên xem kĩ whitepaper, đội phát triển, tiềm năng của dự án và công nghệ trước khi đổ tiền vào. Ngày nay, chúng ta có một bức tranh rất khác, vì gần như tất cả các altcoin, về mặt giá giao dịch, đã sụp đổ, bất kể đội ngũ hay công nghệ có tốt đến đâu đi nữa.

Bức tranh thị trường ảm đạm này phần lớn là do các quy định cứng rắn về ICO ở nhiều quốc gia, cùng với những bong bóng đầu cơ chưa kịp trưởng thành đã vỡ, khiến các dự án liên tục thất bại. Trong bối cảnh như vậy, có lẽ chúng ta phải tiếp cận những khoản đầu tư tiền điện tử theo một cách khác, ở đó, tính thanh khoản đóng một vai trò lớn.

Để một tài sản có thể giao dịch được, nó cần người giao dịch. Một đồng coin tốt đến đâu cũng sẽ là vô nghĩa nếu không ai quan tâm đến việc mua hoặc bán nó. Tham khảo dữ liệu từ Coinmarketcap chúng ta có đến gần 4.800 đồng tiền điện tử nhưng 99% hoàn toàn không có thanh khoản.

Nhà phân tích tiền điện tử Willy Woo đã đưa ra một số biểu đồ so sánh tính thanh khoản của các đồng tiền điện tử, và không ai có thể thấy thoải mái với những gì biểu đồ này thể hiện.

Coin Coincap liệt kê 4978 coin. Đây Top 50 theo khối lượng giao dịch. Dưới vị trí thứ 40, chúng ta thậm chí còn chẳng thể đọc được khối lượng giao dịch của chúng.

Nhà đầu tư muốn thanh khoản, bất kể là khi họ đổ tiền vào hay rút tiền ra. Có rất ít đồng coin có thể thỏa mãn điều đó để được xem như là một khoản đầu tư triển vọng.

Trong một rừng coin được theo dõi trên CoinMarketCap, rất nhiều trong số đó là những đồng coin chết, không được cập nhật hay phát triển trong một thời gian dài. Một số ít vẫn đang tiếp tục phát triển với các bản cập nhật và phát triển hệ thống nhưng không ai muốn giao dịch chúng.

Trong một thị trường như vậy, việc trông đợi vào một mùa altcoin có vẻ không khả thi. Thậm chí, một số altcoin đã từng là những ứng cử viên hàng đầu về vốn hóa thị trường, và hiện đã rơi vào tình trạng dở sống, dở chết, chờ đợi một cơn sóng lớn từ những đồng coin top đầu.

Các đây 3 năm, CEO của Shapeshift, Erik Voorheesn đã từng phát biểu rằng rất ít trong số những dự án được liệt kê ở trên đây tồn tại. Lúc đó CMC chỉ liệt kê 652 tài sản mã hóa, bây giờ con số đó đã tăng 660% chỉ sau ba năm. Ngoài ra, sáu trong số mười đồng coin hàng đầu trong tháng 11 năm 2016 đã bị loại khỏi bảng xếp hạng vào ngày hôm nay.

Vậy các vị vua thanh khoản là ai?

Quay trở lại với câu chuyện thanh khoản, Tether rõ ràng là dẫn đầu về tính thanh khoản. Đương nhiên bitcoin và Ethereum chiếm hai vị trí tiếp theo, với Litecoin đứng thứ tư. LTC đã trải qua rất nhiều FUD nhưng nó đã trở thành một loại tiền điện tử top đầu trong tám năm qua trong khi nhiều dự án đã đến và đi.

Phần còn lại của Top 10 về khối lượng giao dịch bao gồm EOS, BCH, XRP, Tron, NEO và ETC. 30 đồng coin tiếp theo có thanh khoản nhỏ nhưng vẫn còn gây nên nhiều nghi ngại, bởi vì mặc dù với thanh khoản “chấp nhận được”, chúng có đáng để đầu tư không?

Theo Bitcoinist